Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Những màu son tươi sáng cho mùa đi biển

Hồng san hô, cam, tím, hồng nhạt... là những màu sắc đem lại nét tươi trẻ, khỏe khoắn cho gương mặt, đồng thời có thể kết hợp với bikini hoặc váy maxi.

son-mau-1-8095-1434420907.jpg
Son dạng nước có ưu điểm là tạo màu sắc tươi tắn, tự nhiên và sống động. Tuy nhiên, bạn cần để ý khi thoa để không bị lem ra ngoài. Nhược điểm của son nước là dễ trôi nên cần thoa dặm liên tục.
son-mau-2-8669-1434420907.jpg
Son hồng là lựa chọn hài hòa khi bạn đi biển. Màu tươi tắn của sắc son này làm gương mặt tươi trẻ, rực sáng.

son-mau-3-1725-1434420907.jpg
Tông màu coral (hồng san hô) rất nổi bật nhưng không quá kén chọn màu da. Đây là một trong những màu thời thượng, được yêu thích nhất năm nay.

son-mau-4-5084-1434420908.jpg
Trong mùa hè, những thỏi son màu hoa như hoa hồng, tulip hay hoa lan... hay thiết kế theo màu sắc những cánh hoa sẽ đem lại nét rạng ngời cho gương mặt.

son-mau-5-4813-1434420908.jpg
Nếu bạn đang tìm kiếm một màu son khiến mình trở nên khác biệt, hãy cân nhắc tông tím nhạt.


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

12 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm

Theo Huffingtonpost, không thể tuyệt đối tránh khỏi tất cả mỹ phẩm chứa hóa chất nhưng mọi người nên lưu ý đọc kỹ ghi chú thành phần để hạn chế dùng những sản phẩm chứacác chất có hại cho sức khỏe sau:
1. Paraben
Paraben là một nhóm các hợp chất có chức năng kháng nấm, kháng khuẩn, được sử dụng rộng rãi như một loại chất bảo quản. Chúng thường được tìm thấy trong các loại kem dưỡng da, thuốc mỡ và các loại mỹ phẩm khác, bao gồm cả lăn khử mùi. Paraben sở hữu những đặc tính giống như estrogen, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chúng được hấp thu qua da và đã được tìm thấy trong mẫu sinh thiết của các khối u vú.
doc-hai-1-5961-1432890324.jpg
Son môi chứa một số dẫn chất paraben đãbị cấm.Ảnh: CTVNews
2. Sodium lauryl sulfate (SLS) hay Sodium laureth sulfate (SLES)
Loại chất hoạt hóa bề mặt này được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. SLS gây kích ứng da, phổi và mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư và hàngloạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp. SLS có thể được tìm thấy trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara và kem trị mụn trứng cá.
3. Triclosan
Triclosan được sử dụng trong xà phòng kháng khuẩn, lăn khử mùi và kem đánh răng để hạn chế sự phát triển củavi khuẩn và nấm mốc. Chất hóa học này được phân loại như một loại thuốc trừ sâu, có thể ảnh hưởng đến các hormone của cơ thể, đặc biệt là hormone tuyến giáp tham gia vào quá trìnhtrao đổi chất. Hơn nữa triclosan còn có thể phá vỡ quá trình phát triển bình thường của tuyếnvú. Sử dụng hóa chất này thường xuyên sẽ làm cho vi khuẩn dần trở nên kháng thuốc.
4. Phthalates
Phthalates là một nhóm các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm như sơn móng tay, mùi hương nhân tạo tổng hợp, bao gồm cả nước hoa và các thành phần hương thơm trong các mỹ phẩm khác. Việc tiếp xúc với phthalate có thể dẫn đến dậy thì sớm ở các bé gái và làm tăng nguy cơ ung thư vú sau này.
5. Dầu khoáng
Dầu khoáng có nguồn gốc từ các sản phẩm dầu khí, thường được sử dụng trong công nghệsản xuất mỹ phẩm. Chất này có thểlàm tắc lỗ chân lông, cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải trên da. Dầu khoángcó thể gây dị ứng và kích ứng da. Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy mỹ phẩm và các sản phẩm có chứa dầu khoáng làm tăng nguy cơ bệnh viêm khớp.
6. Triethanolamine (TEA)
TEA là hóa chất được dùng để điều chỉnh độ pH của nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Hóa chất này có thể gây hại cho da và mắt, cụ thể là làm khô da, khô tóc, gây ra các vấn đề về mắt cũng như các loại dị ứng khác.
7. Diethanolamine (DEA)
Loại hóa chất có tác dụng mạnh này được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như dầu gội và xà phòng. Nghiên cứu cho thấy việc thai nhi tiếp xúc với DEA sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chất DEA còn làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan và bướu ống thận.
8. Formaldehyde
Thông thường cơ thể con ngườisản xuất raformaldehyde nhưng chỉvới mộtlượng nhỏ và vô hại. Một khitiếp xúc quá nhiều với formaldehyde có thể dẫn tới dị ứng ở mắt, mũi, cổ họng và da, nguy hiểm hơn còn gây ra bệnh hen suyễn. Formaldehyde cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều dạng ung thư khác nhau. Mormaldehyde có trong một số sản phẩm như dầu dưỡng tóc.
9. Hóa chất trong kem chống nắng
Những hóa chất này giúp chống lại các tia cực tím. Chúng được cơ thể hấp thu rất dễ dàng nhưngcó thể gây rối loạn nội tiết, làm tổn hại các tế bào và dẫn đến ung thư. Tên thường gặp của các hóa chất này là benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate. Chúng thường được tìm thấy trong các sản phẩm chống nắng.
10. Chì
Một số mỹ phẩm cũng có thể chứa chì, loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.
11. Màu tổng hợp
Màu tổng hợp cũng hạisức khỏe, có thể gây kích ứng và dị ứng ở da. Không nên sử dụng thường xuyên bất cứ loại mỹ phẩm chứa màu tổng hợp nào.


6 nguy hiểm tiềm ẩn từ son môi

Son môi là mỹ phẩm bất ly thân của phụ nữ. Để tạo màu tốt, mỹ phẩm này thường chứa chì và nhiều loại hóa chất khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Năm 2011, Cơ quan quản lý Thực phầm và Dược phẩm Mỹ công bố 400 mẫu kiểm tra son môi đều chứa chì. Kim loại này có thể dễ dàng xâm nhập vào máu qua môi và miệng của người dùng. Chì tích tụ ở xương có thể cản trở chuyển hóa canxi, gây nguy hiểm đến cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Kim loại này rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Chúng gây rối loạn phát triển thai nhi và sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Thậm chí, chì còn tác động đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ em.
2. Dị ứng, viêm da
Các thành phần hóa học như methacrylate - một chất kết dính trong son môi - có thể gây dị ứng cho người sử dụng, khiến da bong tróc, mẩn ngứa, môi sưng phồng.
3. Bệnh tim mạch
Triclosan là hóa chất bảo quản phổ biến trong son môi và nhiều loại mỹ phẩm. Chất này có thể gây cản trở sự hoạt động của ion canxi dẫn truyền tín hiệu từ não đến các mô cơ, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm giảm sức mạnh cơ bắp.
4. Nguyên nhân gây vô sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hóa chất triclosan, parabens trong son môi có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và sinh sản của cơ thể. Nó làm tăng nồng độ kích thích tố nam androgen trong cơ thể phụ nữ, gây mụn trứng cá, tăng cân, rối loạn tăng trưởng lông - tóc, kinh nguyệt và có thể dẫn đến vô sinh.
5. Tăng nguy cơ ung thư vú
Chất parabens trong son môi có thể tác động tới nội tiết tố nữ estrogen và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mỹ phẩm này còn chứa nhiều kim loại nặng như cadmium, crom. Những chất hóa học này có thể dẫn đến ung thư vú.
6. Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy son môi liên quan đến bệnh viêm khớp mãn tính và ban đỏ hệ thống lupus (SLE). Chất hóa học trong son môi có thể tấn công các mô khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc miệng và tổn thương da, khớp, thận và các cơ quan nội tạng khác.


Cảnh báo về an toàn sức khỏe cho chị em dùng mỹ phẩm

Hiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại.

Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích và tìm thấy dầu khoáng trong 25 loại hóa mỹ phẩm.

Dầu khoáng rất thuận tiện trong sử dụng và không gây dị ứng. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, có một điều bất lợi khi dùng dầu khoáng, đó là nó có thể kết hợp với một vài hợp chất khác tạo thành hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư – còn gọi là MOAH - dầu khoáng hydrocacbon thơm.

Stiftung Warentest đã thông báo về 25 sản phẩm được cho là chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm. Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích các loại kem dưỡng, sản phẩm chăm sóc em bé và cả sản phẩm chăm sóc môi, tinh dầu dưỡng cơ thể, sáp dưỡng tóc và sáp dưỡng ẩm... 

sản phẩm này chứa lượng dầu khoáng  hydrocacbon thơm từ 0.005-%. Viện Đánh giá rủi ro Liên bang Mỹ đã xem xét một số loại mỹ phẩm và báo cáo rằng lượng dầu khoáng hydrocacbon thơm chiếm khoảng 5% trong mỹ phẩm.

Một vấn đề nữa là dầu khoáng hydrocacbon thơm còn xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc môi. Bởi vậy hầu hết loại dầu khoáng này sẽ được nuốt vào bên trong cơ thể, gây nguy hại sức khỏe. 

Cũng theo Quỹ Stiftung Warentest, các phương pháp quy định việc kiểm tra độ tinh khiết đối với các nhà sản xuất là không đủ, vì phương pháp này không thể phát hiện các tư liệu quan trọng. 

hóa chất độc hại trong hóa mỹ phẩmHiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

Nhận thức về những vấn đề trong thực phẩm

Vấn đề thực phẩm chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm đã từng được đưa ra thảo luận trước đó. Vào năm 2012, Quỹ Stiftung Warentest cũng đã thông báo về sôcôla có chứa thành phần dầu khoáng.

Ví dụ, thành phần dầu khoáng không được ghi trên bao bì sản phẩm vì nó chứa trong mực in. Các nhà sản xuất nên ngăn chặn tạp chất lẫn vào sản phẩm bằng một thiết kế bao bì tương ứng. 

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã kết luận rằng dầu khoáng hydrocacbon thơm có thể gây nguy cơ ung thư. Cục cũng đã cấm sử dụng các chất gây ung thư trong mỹ phẩm. Ngoài ra các chất có khả năng gây ung thư như dầu khoáng hydrocacbon thơm cũng bị cấm sử dụng. Giới hạn cho dầu khoáng hydrocacbon thơm trong mỹ phẩm không tồn tại.

Dầu khoáng hydrocacbon thơm  còn được gọi là dầu khoáng hydrocarbon bão hòa. Đây là đã được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm. Những chất này, không có nguy cơ gây ung thư trong các phát hiện trước đó. Tuy nhiên, các chất này có thể tích tụ trong các mô mỡ trong cơ thể người.

Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng dầu khoáng hydrocarbon bão hòa tích tụ rất lâu trong các mô mỡ. Chất này thường tích tụ trong cơ thể những người phụ nữ thường xuyên sử dụng kem dưỡng da tay và son môi, kem chống nắng thường xuyên.  

Các nhà sản xuất nên phân tích chính xác sản phẩm của họ

Dầu khoáng hydrocarbon bão hòa có thể được tích tụ trong trong các tế bào nhỏ trong cơ thể như trong gan, lá lách, các hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Ở người, chất này hầu như không liên quan đến nhiễm trùng hay những tổn thương khác.

Theo Viện Liên bang Đánh giá rủi ro Mỹ, việc sản phẩm chứa dầu khoáng có thể hấp thụ qua da và nhưng không gây những nguy cơ cho sức khỏe. 

Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đang được sử dụng để chăm sóc da trong hàng thập kỷ trở lại đây. Trong da liễu, sản phẩm chứa dầu khoáng vẫn được sử dụng để chữa trị các bệnh vẩy nến và các rối loạn da khác.

Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đã được sử dụng mà không gây bất cứ vấn đề nào tới sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên khoảng sợ. Tuy nhiên, chưa có thông báo chính thức về dầu khoáng hydrocacbon thơm nên bạn cần giảm thiểu sử dụng những sản phẩm chứa chất này.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

7 câu hỏi thường gặp về kem chống nắng

Chỉ số SPF là gì?
câu hỏi thường gặp về kem chống nắng
Chị em không được bỏ qua kem chống nắng trong mùa hè.
SPF hay IP là định mức đo lường số giờ trung bình của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 15 phút (vậy 15 SPF = 3g45 phút), khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da. Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, quần áo và nước.
Cần thoa kem chống nắng bao lâu trước khi ra nắng?

Bất cứ loại kem chống nắng nào cũng cần ít nhất 20 phút để hoàn toàn thẩm thấu và tạo ra bức tường ngăn chặn tia cực tím. Vì thế, bạn nên thoa kem trước khi thay quần áo và trang điểm để đảm bảo thời gian và tránh quên.
Có cần dùng kem chống nắng khi trời râm mát?

Mặc dù trời mát nhưng tia UVA vẫn còn nguyên vẹn (UVA gây nám, lão hóa da và các vết nhăn) nên các chị cũng đừng chủ quan khi trời âm u hoặc ở trong bóng râm.

Có thể sử dụng kem chống nắng toàn thân để thoa lên mặt không?
câu hỏi thường gặp về kem chống nắng
Không nên dùng sai chỉ số chống nắng không sẽ bị mụn.
Thông thường trên các lọ kem chống nắng đều ghi là "có thể thoa lên mặt và những vùng da tiếp xúc với ánh nắng". Như các bạn đã biết, da mặt chúng ta thường mỏng và dễ bị kích ứng, vì thế nên dùng loại chống nắng dành riêng cho mặt do chúng có thêm tinh chất dưỡng da, chỉ số SPF tốt nhất là khoảng 20-40.
Còn SPF cao hơn 40 thì nên dùng cho các vùng da khác trên cơ thể. Nếu sử dụng sai chỉ số có thể gây kích ứng và dễ nổi mụn. Liều lượng phù hợp nhất để thoa cho toàn bộ mặt là khoảng 2,5g.
Hạn sử dụng của một lọ kem chống nắng là bao lâu?
Cũng giống như các loại mỹ phẩm khác, 6-8 tháng kể từ ngày mở nắp sản phẩm là quãng thời gian lý tưởng nhất để sử dụng.
Nên bôi kem chống nắng trước hay ngay khi ra nắng?
Bất cứ loại kem chống nắng nào cũng mất từ 20-30 phút để hoàn toàn thẩm thấu và tạo ra bức tường ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV). Để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất, các chị nên thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng.
Nắng có xuyên được qua quần áo không?
Có thể. Mỗi loại quần áo có tác dụng chống nắng khác nhau, gọi là chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor). UPF càng cao, khả năng hấp thụ tia tử ngoại càng lớn, da các chị càng được an toàn.
Quần áo có khả năng bảo vệ theo cả 3 cách: chất liệu vải có thể ngăn cản UV, màu sắc có thể hấp thụ hoặc phản xạ tia tử ngoại, một số hóa chất trên vải có thể hấp thụ tia tử ngoại. Quần áo có UPF 50 nghĩa là chỉ 1/50 lượng tia tử ngoại xuyên qua được.


Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Mẹo chọn kem chống nắng

Trước khi mua kem chống nắng, bạn cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ các nhãn mác được gắn trên sản phẩm. Bạn cần tìm được trên nhãn sản phẩm thông tin cho biết loại sản phẩm đó không gây nổi mụn (non-comedogenic), không chứa dầu (oil-free).
Chọn loại chống nắng vật lý. Kem chống nắng vật lý không có các chất thường có trong kem chống nắng hóa học như octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone… Thay vào đó, chúng có các chất như titanium dioxide hoặc zinc oxide…, được cho là ít nguy cơ gây kích ứng da hơn.
Chọn loại ở mức "bảo vệ rộng". "Broad-spectrum" và "multi-spectrum" là hai thông tin có trên bao bì chỉ cho bạn biết đây là loại kem chống nắng bảo vệ trên diện rộng.
Điều này có nghĩa là ngoài các tia UVB thì chúng còn ngăn cản các tia có hại khác như UVA… làm tổn thương đến da. Vì vậy, nếu đã chọn một sản phẩm để bảo vệ cho mình thì hãy chọn loại toàn diện nhất.
Chọn kem chống nắng có mức SPF 30
Chọn kem chống nắng có mức SPF 30
Chọn chỉ số chống nắng. SPF là chỉ số chống nắng của kem chống nắng. Nếu SPF là 15, mức bảo vệ cho da là 93%, khi tăng gấp đôi chỉ số SPF thì mức bảo vệ chỉ tăng lên khoảng 2%.
Tương tự như vậy, mức bảo vệ chỉ tăng thêm từ 1% - 2% cho dù chỉ số SPF tăng lên 50 hay 100. Do đó, để khỏi phải mất tiền vì những lời quảng cáo hoa mỹ, bạn có thể chọn kem chống nắng có mức SPF 30 là tốt rồi.
Nếu da bạn khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên có kem dưỡng.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn): Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng. Chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu.
Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có từ "No Sebum" (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.
Kem chống nắng khi đi bơi: Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề "Water Resistant" hoặc "Water Proof" trên bao bì.
Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 phút đến 1 giờ và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.