Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Mẹo chọn mua thuốc dài mi không gây hại cho mắt

Tác dụng của thuốc dài mi
chọn mua thuốc dài mi
Chọn mua thuốc dài mi không đúng sẽ gây hại cho mắt
Tăng cường sự tăng trưởng của mi, giúp mi dài hơn.
Kích thích mi mới mọc dày hơn.
Nuôi dưỡng cho sợi mi khỏe mạnh, khắc phục tình trạng gãy rụng.
Giúp mi mọc nhanh, dài, mày và cong tự nhiên.
Chọn mua thuốc dài mi đúng cách
Cẩn trọng khi dùng dầu dưỡng từ thiên nhiên
Theo các nhà khoa học, tinh dầu thực vật chứa nhiều vitamin A, vitamin E... có tác dụng kích thích mọc lông tóc, làm mượt tóc. Nó cũng có thể tác dụng với lông mi nếu sử dụng đúng cách và đảm bảo nồng độ nguyên chất chiết xuất từ thảo dược từ 70% - 100%.
Bên cạnh đó, mắt là bộ phận nhạy cảm với cấu tạo phức tạo, không thể áp dụng cách dưỡng mi như dưỡng tóc. Bởi vậy, không nên sử dụng bôi, dán những hoá chất chưa được kiểm chứng lên mí mắt.
7 tiêu chí "bất di bất dịch" khi mua thuốc dài mi
Sản phẩm xuất xứ ở đâu?
Có thực sự hiệu quả không?
Thời gian mọc là bao lâu?
Sản phẩm có tác dụng phụ hay không?
Thành phần an toàn và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hay không?
Kết quả lâu dài và tự nhiên không?
Chi phí bao nhiêu?


Hỏng làn da đẹp vì sử dụng kem dưỡng mắt "sai cách"

Kem dưỡng mắt có tác dụng giữ ẩm, giảm quầng thâm và bọng mắt, cải thiện nếp nhăn. Vì mắt chính là vùng da mỏng và nhạy cảm nhất nên rất dễ lão hóa và xuất hiện vết chân chim. Đó là lý do tại sao chúng ta nên dưỡng mắt ngay từ khi còn trẻ (18- 24 tuổi) chứ không đợi da lão hóa rồi mới bắt đầu dùng.
Bôi sai cách làm mắt mau nhăn nheo
Mỗi lần bôi kem dưỡng mắt bạn chỉ nên bôi một lớp thật mỏng và dùng ngón tay đeo nhẫn để tán đều. Nếu bôi lớp quá dày sẽ gây lãng phí mà đồng thời lại tạo áp lực cho mắt, khiến làn da nhạy cảm ở khu vực này bị quá tải, dần trở nên nhăn nheo nhiều hơn.
Ngoài ra, vì da mắt rất mỏng, không thể chịu được áp lực lớn khi ngón tay ấn mạnh nên chỉ có ngón đeo nhẫn có lực thấp nhất mới phù hợp với làn da vùng này. Việc sử dụng các ngón khác hoặc ấn quá mạnh sẽ gây ra áp lực lên vùng da, tạo thành nếp nhăn nhanh chóng.
Hơn nữa khi thoa kem dưỡng mắt, bạn không nên thoa ngay sát mí mà nên cách khoảng 1cm. Vì khi ngủ kem mắt sẽ có xu hướng "chạy" lại gần mí mắt. Nếu thoa sát quá kem sẽ ảnh hưởng tới mắt và sáng hôm sau mắt sẽ bị sưng vù đấy!
kem dưỡng mắt
Lựa chọn kem dưỡng mắt "an toàn"
Kem dưỡng mắt có thành phần đặc biệt hơn các loại kem dưỡng da thông thường cho nên các XX cần phải rất thận trọng khi lựa chọn, bởi nếu không thì vừa không dưỡng được mắt mà còn vô tình tạo thêm nhiều nếp nhăn hơn nữa.
Kem dưỡng mắt có hai loại là ban ngày và ban đêm. Dù lựa chọn sản phẩm nào thì một kem dưỡng mắt tốt cần có các thành phần dưỡng chất như: Vitamin K (giúp giảm quầng thâm cho mắt), caffein (giúp giảm sưng phồng), silicon (hạn chế nếp nhăn) và vitamin C (giúp tái tạo collagen), vitamin E (giúp dưỡng ẩm).
Ngoài ra, bạn không dùng lẫn lộn hai loại kem ban đêm và ban ngày với nhau. Không nên bôi kem dưỡng da thông thường cho vùng da mắt vì có thể gây tổn thương mắt. Trước khi mua nên chọn loại an toàn tuyệt đối với da. Không thoa các loại tinh dầu lên gần vùng mắt vì có thê gây nguy hiểm.
Cách bôi kem dưỡng mắt
Đầu tiên bạn dùng ngón đeo nhẫn chấm kem dưỡng lên bầu mắt, tán đều kem nhẹ nhàng theo hướng từ đầu mắt tới đuôi mắt, có thể miết nhẹ. Khi miết tới đuôi mắt nên massage hướng lên phía trên để ngăn nếp nhăn cho mắt nhé. Đặc biệt, cần rửa tay đặc biệt là móng tay thật sạch trước khi thoa kem.

Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng mắt các bạn gái cần lưu ý thói quen sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya hoặc sử dụng máy vi tính, điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt nhé. Đồng thời, chúng ta nên sắm cho mình một chiếc kính râm để ngăn tia cực tím làm ảnh hưởng tới vùng da mắt.


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

15 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm trẻ em

Một cuộc khảo sát các sản phẩm chăm sóc cá nhân tại Mỹ đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng tới hormon như paraben và phthalate ở mức độ cao hơn so với phụ nữ trưởng thành. 
Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với những hóa chất này. Ví dụ, theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ, hơn 90% dân số tiếp xúc với các chất này thông qua thực phẩm và môi trường. Cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải nhưng hầu hết chúng còn tồn tại trong nước tiểu, sữa mẹ và máu.
Trên tạp chí Khoa học, môi trường và công nghệ, các nhà nghiên cứu cho biết, thực phẩm và khói bụi trong nhà khiến mọi người phải tiếp xúc với phthalate với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng paraben ở thực phẩm và môi trường là khá thấp. Và nguyên nhân thứ ba khiến hóa chất ảnh hưởng tới con người chính là thông qua mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân...
2-1462-1395286746.jpg
Phthalate và paraben rất phổ biến trong nhiều sản phẩm sữa tắm cho trẻ em.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập khoảng 170 mẫu mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng, dầu gội và các sản phẩm khác, trong đó có 20 mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm. Kết quả cho thấy, trong các sản phẩm dành cho em bé, nồng độ phthalate thấp nhưng paraben rất phổ biến. 
Khi các nhà nghiên cứu tính toán mức độ tiếp xúc có thể, họ ước tính rằng trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc với các hóa chất này nhiều hơn so với phụ nữ trưởng thành, từ hai đến ba lần.
Phthalate và paraben được sử dụng trong một loạt sản phẩm, từ thiết bị y tế cho đến đồ chơi trẻ em, các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Phthalate giữ độ ẩm và lưu giữ mùi thơm, còn paraben được sử dụng như chất bảo quản. Nghiên cứu cho thấy, các chất này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và cả động vật, như gây hại cho tinh trùng, ung thư vú, tăng nguy cơ hen suyễn.
Phthalate và paraben chỉ bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm ở một vài nước và rất ít người để ý tới thành phần khi mua các sản phẩm cho con. Ngoài hai hóa chất này, dưới đây là một số loại chất có hại thường thấy trong mỹ phẩm và cần tránh mua các sản phẩm có chứa chúng:
1. Paraben (methy paraben/ propyl paraben/ butyl paraben/ ethyl paraben/ isobutyl paraben/ propyl parahydroxybenzoate) thường có trong mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm hoặc dầu gội.
2. Phthalate: Thường được che giấu trên thành phần ghi ở nhãn mác dưới cái tên "fragrance" (hương liệu).
3-5777-1395286747.jpg
Chất tạo bọt, tạo mùi hương, tạo độ ẩm... đều có thể ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe trẻ nhỏ nếu tiếp xúc nhiều.
3. Imidazolidinyl Urea & DMDM hydantoin: Các dẫn xuất của formaldehyde, thường được dùng cho các sản phẩm dưỡng da, cơ thể và chăm sóc tóc, sơn móng tay...
4. Fragrance: Hương tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong những hóa chất được đánh giá độc hại nhất. Chúng thường có trong dầu gội, kem chống nắng, kem dưỡng da và các sản phẩm dưỡng thể.
5. Triclosan: Được so sánh độc hại ngang chất độc màu da cam, hóa chất này có trong các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh, kem đánh răng và các sản phẩm gia dụng.
6. Sodium Laureth/ Lauryl Sulfate (SLS): SLS là chất tạo bọt phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ. Bạn có thể bắt gặp SLS trong rất nhiều sản phẩm tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, kem đánh răng... Tác động của nó có thể gây kích ứng da, rụng tóc, bào mòn da... Khi dùng nhiều cho trẻ em, có thể gây ra đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.
7. Formaldehyde/ Quaternium - 15: Được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc.
8. Polylene Glycol: Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, thường gặp ở kem dưỡng da, phấn má, mắt dạng kem, xịt khoáng... Chất này cũng được dùng để làm mát phanh xe và tủ lạnh trong công nghiệp. Nó có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, sẽ gây kích ứng da, khiến da lão hóa nhanh hơn.
1-7616-1395286753.jpg
Các bậc phụ huynh nên để ý kỹ thành phần của mỹ phẩm trước khi quyết định mua cho con mình sử dụng.
9. PEG (Polyethylene glycol): Thường được đưa vào trong thành phần của các chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc...
10. Mineral Oil (Dầu khoáng): Được chiết xuất từ dầu thô, đây là chất thường gặp trong hầu hết loại kem dưỡng ẩm. Mineral oil có thể gây kích ứng da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn, thậm chí ung thư. Gần như 100% sản phẩm dành cho trẻ em đều có chứa mineral oil.
11. Talc: Đây là thành phần chính trong nhiều loại phấn rôm dành cho trẻ em, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt... Talc là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư buồng trứng và da. Dù FDA của Mỹ cho phép sử dụng talc trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, các công ty phải xử lý loại bỏ asbetos, một tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, khó có thể quản lý quy trình sản xuất và kiểm nghiệm thành phần mỹ phẩm của các công ty.
12. DEA (Diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), TEA (Triethanolamine): Đây là những chất tạo bọt, có trong hầu hết dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa... Khi cả DEA, MEA và TEA đều có trong thành phần mỹ phẩm, chúng sẽ tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư.
13. Petrolatum: Đây cũng là một dạng của dầu khoáng, nó có chứa hai chất gây ung thư nổi tiếng: Benzo-A-pyrene và Benzo-B-Fluroanthene.
14. Boric Acid: Thường có trong thành phần của các loại kem chống hăm.
15. Bronopol: Thường có trong các loại khăn ướt.



Các "chất độc" gây tổn hại cơ thể thường có trong mỹ phẩm

Phái đẹp luôn muốn sở hữu một sản phẩm kỳ diệu, đem lại sự trẻ trung và xinh đẹp. Để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp là điều vô cùng khó khăn. Các loại mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm tràn ngập thị trường, với các "công nghệ tiếp thị" tuyệt vời về hiệu quả tức thì. 

Tuy nhiên các bạn gái lại không biết hoặc không để ý đến các thành phần làm ra các sản phẩm ấy có chứa các chất độc hại, gây tổn thương làn da và cơ thể.

Sau đây là một số chất thường thấy trong mỹ phẩm mà chúng ta cần hạn chế tiếp xúc:

Mineral oil

Dầu khoáng, cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina,...

Mục đích/Sử dụng: Mineral oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô (đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da, thường gặp trong các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi,...


Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Giải pháp: Hiện nay, các sản phẩm không dùng dầu khoáng mà thay bằng dầu nền khác như nước, sáp ong,... rất nhiều. Hãy đọc kĩ thành phần và tránh xa các sản phẩm có mineral oil, đặc biệt là nếu bạn sở hữu làn da dầu nhé!

Parabens

Chúng ta thường bắt gặp các loại parabens phổ biến như: Propylparaben, butylparaben và isobutylparaben.

Mục đích/ Sử dụng: Là chất bảo quản giúp mỹ phẩm có hạn sử dụng lâu dài.

Tác hại: Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, hoạt động của estrogen, ít nhiều liên quan đến chức năng sinh sản của bạn gái và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Các sản phẩm có chứa: Hầu hết mỹ phẩm đều có parabens, từ xà phòng, sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc cơ thể, chăm sóc tóc, đến kem đánh răng và sản phẩm khử mùi cơ thể.

Giải pháp: Hiện nay trên thị trường đã có những dòng sản phẩm không chất bảo quản (parabens-free) để bạn lựa chọn. Mặt khác, nếu parabens xuất hiện cuối cùng trong danh sách thành phần thì bạn cũng không cần quá lo lắng, vì điều này có nghĩa lượng chất bảo quản trong sản phẩm cực ít.

Hương liệu tổng hợp

Thường được ghi trong danh sách thành phần là fragrance hoặc parfume.

Mục đích/ Sử dụng: Kết hợp các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm

Tác hại: Có thể gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban (đặc biệt là trẻ nhỏ), khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản

Các sản phẩm có chứa: Sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể, nước hoa.

Giải pháp: Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm fragrance - free, hãy lựa chọn thông minh nhất là khi bạn thuộc tuýp người dễ bị dị ứng nhé!


Silicone

Ít khi xuất hiện dưới cái tên Silicone mà thường được ghi là Dimethincone hoặc Cyclomethicone.

Mục đích/ Sử dụng: Che phủ lỗ chân lông, làm da láng mịn, mượt mà, che khuyết điểm trên da.

Tác hại: Nếu dùng nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn, làm da dầu ngày càng dầu thêm. Nếu hít phải lượng lớn và thường xuyên có thể gia tăng nguy cơ ung thư.

Các sản phẩm có chứa: Hầu hết các sản phẩm trang điểm dành cho da mặt như kem lót, kem nền, che khuyết điểm,...

Giải pháp: Silicone được FDA cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp, do đó hạy chọn những sản phẩm có chất Dimethincone hoặc Cyclomethicone càng gần cuối danh sách thành phần càng tốt nhé!


DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)

Mục đích/ Sử dụng: Là các chất phụ gia có công dụng tạo bọt.

Tác hại: Gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

Các sản phẩm có chứa: Sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (kem chống nắng, mascara, phấn mắt, kem nền,...)

Giải pháp: Chọn các sản phẩm càng tự nhiên càng tốt (natural hoặc organic), trường hợp các chất này nằm ở cuối danh sách thành phần thì bạn vẫn có thể sử dụng do lượng không đáng kể.


Mỹ phẩm trẻ em: càng cưng càng hại

Mỹ phẩm, chất tẩy rửa dành bé từ 0 – 10 tuổi hiện có hàng trăm loại khác nhau.

Điều đáng lo là các bậc phụ huynh đang ngày càng thể hiện sự quan tâm con cái bằng cách mua cho trẻ nhiều loại sản phẩm hơn, và mọi người có thể mua nó rất dễ dàng tại các tiệm tạp hoá, sạp chợ, nhà thuốc hay trên mạng bán hàng trực tuyến…

Girl paints her lips with red lipstick isolated
Bủa vây từ lúc chào đời
Vừa cất tiếng “oe” trong bệnh viện, là bé đã có ngay danh mục cả chục loại mỹ phẩm quanh nôi với: kem dưỡng da, kem mátxa dưỡng ẩm, kem chống hăm tã, phấn rôm, sữa tắm gội, dầu giữ ấm… 
Mỗi loại có cả chục nhãn hiệu khác nhau, từ hàng chính hãng phân phối trong các siêu thị, cửa hàng chuyên bán đồ dùng cho mẹ và bé, nhà thuốc tây, đến các shop chuyên bán hàng xách tay, bán hàng trực tuyến giao tận nơi… 
Sản phẩm nào cũng được quảng cáo là an toàn, không gây kích ứng da, êm dịu cho làn da mềm mại của bé… được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Đức…
Từ 12 tháng trở lên, danh sách mỹ phẩm dành cho bé mỗi ngày nhiều và mở rộng hơn. Chỉ để tắm gội có nhiều loại khác nhau: dưỡng ẩm, trị rôm sảy, tắm gội 2 in 1 hoặc 3 in 1, sữa tắm dành riêng cho bé trai hoặc bé gái với vỏ hộp hình các nhân vật hoạt hình như siêu nhân, công chúa, vịt Donald… đi kèm mùi hương riêng. Thậm chí trẻ em cũng có cả muối tắm (vốn dành cho người lớn tẩy tế bào chết và mátxa thư giãn). 
Chỉ tính riêng kem chống nắng cho bé, đã có gần 20 loại khác nhau, với các hình thức phun xịt lên da, kem, gel, phấn. Dưỡng ẩm và chống khô có khoảng 30 loại khác nhau: dành cho da toàn thân, dành cho môi, dành cho tay chân, dành cho da nhạy cảm, dành cho mùa đông, dùng hàng ngày sau khi tắm…
Từ bốn tuổi trở lên, mỹ phẩm cho bé mở rộng các mặt hàng, gần như không thiếu thứ gì so với người trưởng thành. Bé đã có thể chọn cả trăm loại nước hoa khác nhau, vài chục loại dầu gội, sữa tắm, dưỡng thể, phấn thơm, phấn khử mùi mồ hôi; bé cũng có phấn má, son dưỡng môi, son màu…
Tính về thương hiệu, trong siêu thị, chỉ khoảng 18 thương hiệu được bày bán phổ biến, nhưng trên mạng, và tại các shop thì mỹ phẩm cho trẻ em đa dạng hơn với các hiệu Rassal Rabbit, Kaloo, Chicco, Budchen, Morozko, Hello Kitty, Kirlands… 
Nhiều shop mua bán hàng trực tuyến còn nhận cung cấp các mặt hàng không có sẵn, chỉ cần người mua cho biết nhãn hiệu họ cần đang có bán ở nước nào, gửi hình mẫu vỏ hộp, là shop có thể đặt hàng và giao tận nhà. 
Chính vì vậy có nhiều sản phẩm lạ như kem dưỡng ẩm cho mùa đông của Nga, kem làm ấm cơ thể của Đức, dầu thoa da giảm ho của Israel… cũng có mặt ở thị trường Việt Nam.
Càng cưng càng sắm
Khách hàng quen của các shop chuyên bán mỹ phẩm trẻ em là những bậc phụ huynh có mức thu nhập kha khá trở lên. Chẳng hạn nước hoa nhập khẩu từ Ý, giá 265.000 đồng/chai/100ml, nước hoa Pháp giá 450.000 đồng/chai 100ml, nước hoa có hình búp bê Nhật Bản giá 650.000 đồng/chai… 
Thậm chí chiều con, nhiều bà mẹ sắm cho bé trọn bộ nước hoa trẻ em, với phần nắp có gắn hình các con vật khác nhau, mỗi con thể hiện mùi khác nhau như cam bergamot và quýt, hoa cam, hoa kim ngân, xạ hương.
Ghi nhận tại một số cửa hàng cho thấy, nhiều phụ huynh có thẻ VIP, doanh số mua hàng lên đến cả chục triệu mỗi năm vì cứ cuối tuần lại đi “săn” mua các mỹ phẩm cho con. Trên các mạng, nhiều bà mẹ tự hào khoe “săn” được chai kem dưỡng thể này, tuýp chống nắng kia dành cho bé. 
Và tâm trạng chung của họ thể hiện qua những dòng chữ, là thể hiện niềm vui chăm sóc bé yêu của mình. Bởi họ tin vào công thức mỹ phẩm do nhà sản xuất công bố. Họ tin rằng với số tiền bỏ ra đến hàng triệu đồng cho mỗi sản phẩm, thì đó là mặt hàng tốt và an toàn.
Thực tế, ngay cả trong những mỹ phẩm có thành phần thiên nhiên tưởng như tốt, an toàn nhất cho bé, thì những chất định hương, dung môi, bảo quản… trong đó chính là những hoá chất có thể gây ảnh hưởng đến con trẻ.